Malware là gì? Cách nào để ngăn chặn chúng?
Malware là một dạng phần mềm độc hại, được tạo ra để xâm nhập vào máy tính. Mục đích của nó nhằm phá hoại hoặc đánh cắp thông tin và dữ liệu của người dùng. Hãy cùng Vietcorp tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm malware là gì và cách ngăn chặn chúng trong bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về Malware
Malware là gì?
Malware là một dạng phần mềm độc hại, được tạo ra để xâm nhập vào máy tính. Mục đích của nó là xâm nhập và tấn công thông tin cá nhân của người dùng mà không có sự đồng ý. Điều này không chỉ gây nguy hiểm cho quyền riêng tư của người dùng mà còn có thể dẫn đến mất mát dữ liệu cực kỳ quan trọng. Đặc biệt trong các ngành nghề đòi hỏi tính bảo mật cao.
Khái niệm này bao gồm một loạt các chương trình độc hại như virus, trojan, worm (sâu máy tính), và nhiều loại khác. Chúng đều được tạo ra để thực hiện các hành vi xấu như:
- Đánh cắp dữ liệu
- Mã hóa hoặc xóa dữ liệu quan trọng
- Theo dõi hoạt động của người dùng
- Kiểm soát máy tính từ xa.
Virus là malware, nhưng không phải malware nào cũng là virus
Chúng ta đã quen với thuật ngữ virus nhưng cần làm rõ hai khái niệm này. Malware được hiểu là một thuật ngữ chung hơn so với virus. Virus chỉ là một loại trong số rất nhiều loại malware khác nhau, nổi bật với khả năng tự sao chép và lan rộng giống như virus trong thế giới sinh học.
Vì vậy, khi trả lời cho câu hỏi “Malware là gì ?” chúng ta cần nói về một danh mục rộng lớn, bao gồm đa dạng các loại phần mềm độc hại. Điều này có nghĩa là, mặc dù virus thuộc về lĩnh vực malware, nhưng malware không chỉ giới hạn ở virus. Có thể hiểu, virus và Malware đều liên quan đến nhau qua cách lan truyền, nhưng chúng có những đặc tính và phương thức hoạt động riêng biệt.
Những hậu quả mà nó gây ra
Phần mềm độc hại thường dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với việc bảo quản dữ liệu của các doanh nghiệp. Hiểu rõ về Malware sẽ giúp bạn nhận biết được những rủi ro tiềm ẩn mà nó có thể mang lại.
- Malware có khả năng thu thập thông tin cá nhân của người dùng như tên, địa chỉ, và thông tin thẻ tín dụng. Sau đó sử dụng những thông tin này vào mục đích xấu hoặc lừa đảo.
- Nó cũng có thể lấy cắp thông tin đăng nhập và sử dụng của người dùng. Kẻ tấn công dùng thông tin đó để đột nhập vào các tài khoản ngân hàng hoặc các tài khoản online khác. Điều này dẫn đến thiệt hại tài chính và các hình thức lừa đảo khác.
- Malware gây trở ngại cho hoạt động kinh doanh bằng cách tấn công vào hệ thống máy tính, làm chậm quá trình làm việc và gây mất dữ liệu quan trọng.
- Một số loại malware còn có khả năng tự phát tán sang các hệ thống khác trong mạng. Kết quả là chúng tạo ra một dây chuyền lây nhiễm và lan truyền mạnh mẽ. Điều này làm cho việc xử lý và phục hồi hệ thống sau khi bị tấn công trở nên khó khăn, tiêu tốn nhiều thời gian và chi phí.
Có bao nhiêu loại malware?
Dựa vào cách chúng lan truyền có thể phân loại phần mềm độc hại như sau:
Virus
Virus là loại mà mọi người thường nhầm lẫn là tất cả các loại phần mềm độc hại được nhắc đến trên các phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả phần mềm độc hại đều là virus. Virus máy tính làm thay đổi tệp tin gốc (hoặc liên kết đến tệp tin đó) sao cho mỗi khi tệp tin bị nhiễm chạy, virus cũng sẽ được kích hoạt. Hiện nay, số lượng virus thuần túy đã giảm đáng kể, chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số phần mềm độc hại.
Virus cũng là dạng phần mềm độc hại mà người dùng máy tính có thể gặp phải thường xuyên. Các virus máy tính thường lan truyền qua nhiều phương tiện khác nhau, có khả năng xâm nhập vào hệ thống và gây ra nhiều vấn đề như đánh cắp dữ liệu cá nhân, gửi thư rác hoặc thậm chí làm thay đổi mật khẩu.
Ransomware – mã độc tống tiền
Ransomware là một loại phần mềm độc hại đang phổ biến hiện nay. Nó đã trở thành một mối đe dọa lớn cho người dùng máy tính và các doanh nghiệp trong những năm gần đây, với tỉ lệ đang không ngừng tăng lên. Loại phần mềm độc hại này hoạt động bằng cách mã hóa dữ liệu trên thiết bị của nạn nhân. Sau đó yêu cầu họ thanh toán một khoản tiền chuộc để được giải mã.
Khi đã kích hoạt, ransomware bắt đầu mã hóa các file trong vài phút. Tuy nhiên, một số biến thể thậm chí còn tinh vi hơn. Để đảm bảo rằng cả bản sao lưu cũng bị ảnh hưởng, chúng còn theo dõi hoạt động của người dùng một thời gian trước khi thực hiện quá trình mã hóa. Các đối tượng mục tiêu thường gặp bao gồm doanh nghiệp, cơ sở y tế, cơ quan chính phủ và thậm chí cả các thành phố,…
Phòng chống ransomware có thể thực hiện như với bất kỳ loại phần mềm độc hại nào khác. Nhưng một khi đã bị nhiễm mã độc này, việc khôi phục lại dữ liệu mà không cần bản sao lưu hợp lệ là cực kỳ khó khăn. Theo các báo cáo, khoảng một phần tư số người bị nhiễm cuối cùng phải trả tiền chuộc. Nhưng thậm chí sau đó, khoảng 30% trong số họ không thể phục hồi dữ liệu của mình.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là duy trì các bản sao lưu dữ liệu ngoại tuyến. Hãy áp dụng nguyên tắc sao lưu 3-2-1 để giữ cho dữ liệu của bạn luôn an toàn. đảm bảo rằng bạn có thể phục hồi thông tin quan trọng mà không cần phải đối diện với quyết định khó khăn về việc thanh toán tiền chuộc.
Worm
Worm là một trong những loại phần mềm độc hại đầu tiên, đã xuất hiện từ thời kỳ máy tính mainframe phát triển mạnh. Vào cuối những năm 1990, email đã trở thành phương tiện chính, giúp sự lây lan của chúng nhanh chóng đạt đến đỉnh điểm. Trong gần một thập kỷ, con sâu máy tính – Worm đã trở thành nỗi ám ảnh cho các chuyên gia an ninh mạng.Khi chúng lây lan qua các tệp đính kèm trong email, mỗi email nhiễm worm được mở ra, có thể toàn bộ mạng lưới của một tổ chức sẽ bị ảnh hưởng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Trojan
Mã độc Trojan đã trở thành công cụ ưa thích của các hacker. Nó thay thế cho worm trong việc thâm nhập và kiểm soát hệ thống máy tính. Trojans giả mạo là các ứng dụng hợp pháp nhưng thực chất lại chứa mã độc hại bên trong. Chúng đã tồn tại từ lâu, thậm chí còn lâu hơn cả virus máy tính. Hiện nay, trojan chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số các loại phần mềm độc hại trên các hệ thống máy tính.
Spyware
Phần mềm này thường được những người muốn theo dõi hoạt động trên máy tính của người khác sử dụng. Đương nhiên, trong các vụ tấn công với ý đồ xấu, các nhóm tội phạm cũng không ngần ngại sử dụng loại phần mềm này để thu thập thông tin “bấm phím” của nạn nhân. Từ đó chúng chiếm đoạt mật khẩu hay thông tin bí mật khác.
Adware – phần mềm quảng cáo
Adware là một từ viết tắt cho advertising-supported software. Nó là loại chương trình được thiết kế để tự động hiển thị hoặc tải quảng cáo lên máy tính hoặc thiết bị của người dùng mà không cần sự cho phép của họ. Nếu bạn chỉ gặp phải phần mềm quảng cáo trong số các loại phần mềm độc hại, có thể coi là bạn khá may mắn.
Loại phần mềm này thường nhằm mục đích hiển thị quảng cáo không mong muốn hoặc gây hại cho người dùng. Cách thức hoạt động là tự động chuyển hướng họ tới các trang web chứa quảng cáo khác thông qua việc điều chỉnh kết quả tìm kiếm trình duyệt. Thay vì lấy cắp dữ liệu từ thiết bị người dùng, adware gây phiền nhiễu bằng cách hiển thị hàng loạt quảng cáo.
Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn cản trở trải nghiệm sử dụng khi các cửa sổ pop-up xuất hiện liên tục. Đôi khi chúng xuất hiện ở những thời điểm không mong muốn. Điều này càng trở nên rắc rối khi người dùng vô tình nhấp vào những quảng cáo không phù hợp hoặc tiềm ẩn rủi ro, bao gồm cả quảng cáo có nội dung nhạy cảm.
Phishing
Phishing là hình thức tội phạm mạng, nơi kẻ tấn công liên lạc với mục tiêu thông qua email, điện thoại hoặc tin nhắn. Các cuộc tấn công phishing thường mời gọi người nhận nhấp vào một liên kết độc hại, giả mạo là một trang web ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến khác. Với mục đích duy nhất đánh cắp tên đăng nhập, mật khẩu hoặc thông tin cá nhân, tài chính khác.
Ngoài ra, phishing được biết đến là một kỹ thuật gửi email, nhằm mục đích đánh lừa người dùng. Khi họ mở tệp đính kèm độc hại hoặc truy cập vào trang web chứa malware thông tin mật khẩu của họ sẽ bị đánh cắp.
Phần mềm chống vi rút giả mạo – Fake-Antivirus Malware
Phần mềm giả mạo chống virus là loại malware đánh lừa bạn bằng cách mạo danh một giải pháp an ninh. Nó thông báo rằng hệ thống của bạn đã bị nhiều loại malware tấn công và yêu cầu bạn thanh toán để loại bỏ chúng. Dù có vẻ ngoài giống hệt các ứng dụng chống virus, thực tế chúng không hề mang lại lợi ích bảo vệ nào.
Những thông báo này thường xuất hiện dưới dạng cảnh báo vềvirus từ một chương trình mà bạn được dụ dỗ rằng là miễn phí và có thể bảo vệ máy tính mà không cần chi trả thêm. Tuy nhiên, đây chỉ là một chiêu trò lừa đảo, được gọi là Fake-Antivirus hoặc Scarware, nhằm mục đích khiến bạn tin rằng máy tính của mình đang gặp rắc rối nghiêm trọng. Cuối cùng khiến bạn trả tiền mua bản quyền của ứng dụng giả mạo đó.
Vietcorp – Chuyên cung cấp các giải pháp lưu trữ uy tín
Trong tương lai, có thể sẽ có các loại mã độc mới, khác biệt so với những gì chúng ta đã biết. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn sẵn sàng đối mặt và chống lại malware. Để đảm bảo an toàn dữ liệu, chủ doanh nghiệp cần đầu tư vào các giải pháp bảo mật đáng tin cây. NAS Synology chính là lựa chọn hàng đầu về vấn đề lưu trữ và backup dữ liệu.
Vietcorp – Synology Gold Partner đầu tiên tại Việt Nam
Vietcorp tự hào là đối tác Vàng đầu tiên của Synology tại Việt Nam, chuyên cung cấp các giải pháp lưu trữ NAS uy tín, chất lượng cao. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, giúp bảo vệ dữ liệu hiệu quả và tối ưu hóa hiệu suất công việc.
Tiểu kết, bài viết trên chỉ điểm qua một số loại malware phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, thế giới phần mềm độc hại rộng lớn và liên tục thay đổi, với các tin tặc không ngừng sáng tạo ra nhiều hình thức và biến thể mới để tấn công. Chúng ta luôn phải cảnh giác trước khả năng xuất hiện của các loại mã độc mới, không theo bất kỳ khuôn mẫu nào đã biết.
Tham khảo một số thiết bị NAS Synology
Liên hệ Vietcorp để mua thiết bị lưu trữ NAS tốt nhất:
www.vietcorp.com 0814 247 247
Tham gia nhóm Synology Support | Cộng đồng Hỗ Trợ Synology để được hỗ trợ