Server là gì? Có những loại server nào?
Trong bối cảnh của thời đại công nghệ 4.0, server là một phần thiết yếu trong cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của bất kỳ doanh nghiệp nào. Vậy server là gì và có vai trò ra sao? Hãy cùng Vietcorp tìm hiểu ngay nhé!
Server là gì?
Server hay còn được gọi là máy chủ, là một hệ thống máy tính đặc biệt. Nó được kết nối với mạng máy tính hoặc Internet. Máy có địa chỉ IP tĩnh cùng khả năng xử lý dữ liệu cao. Máy chủ được thiết kế với các tính năng vượt trội so với máy tính cá nhân. Nhiệm vụ chính là lưu trữ và xử lý dữ liệu lớn, kèm theo hiệu suất xử lý mạnh mẽ. Đồng thời, nó cũng cung cấp các dịch vụ và tài nguyên cần thiết cho các máy khách.
Ví dụ về server
Có thể xem đó là nền tảng cơ bản cho mọi dịch vụ. Ví dụ, khi bạn lướt facebook, instagram từ điện thoại hay laptop, bạn đang tương tác với server của các dịch vụ này, nơi lưu trữ và xử lý thông tin, từ đó cung cấp dữ liệu và dịch vụ tới bạn.
Tại sao máy chủ phải được bật mọi lúc?
Máy chủ cung cấp các dịch vụ và ứng dụng mà người dùng và doanh nghiệp dựa vào mỗi ngày. Từ truy cập trang web, gửi và nhận email, đến chạy các ứng dụng kinh doanh quan trọng. Để đảm bảo sự liên tục và đáng tin cậy của những dịch vụ này, máy chủ cần phải hoạt động 24/7.
Bất kỳ sự gián đoạn nào, ngay cả trong thời gian ngắn, đều có thể gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh và trải nghiệm của người dùng cuối. Do đó, việc duy trì máy chủ hoạt động liên tục và ổn định là một ưu tiên hàng đầu cho bất kỳ tổ chức nào phụ thuộc vào công nghệ thông tin.
Có những loại server nào?
Phân loại căn cứ theo phương pháp tạo ra
Dedicated Server: Là loại máy chủ vật lý được dành riêng cho một khách hàng, tổ chức. Khách hàng có quyền kiểm soát đầy đủ và truy cập vào tài nguyên máy chủ mà không phải chia sẻ với bất kỳ ai khác. Máy chủ truyền thống là nơi tài nguyên (như CPU, RAM, HDD, bộ nhớ) được cố định trên một phần cứng cụ thể.
Virtual Server: Đây là sản phẩm của công nghệ ảo hóa. Công nghệ này cho phép chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Mỗi máy ảo này có thể hoạt động độc lập với hệ điều hành và ứng dụng riêng biệt. Điều đó giảm nhu cầu về phần cứng vật lý nên tiết kiệm được chi phí. Mỗi máy chủ ảo có thể được cấu hình độc lập, cho phép chạy các loại ứng dụng và dịch vụ khác nhau trên một nền tảng phần cứng duy nhất.
Máy chủ đám mây được tạo thành thông qua quá trình ảo hóa. Nó sử dụng phần mềm hypervisor để phân chia một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo độc lập. Hypervisor này có nhiệm vụ phân bổ nguồn lực xử lý của máy chủ vật lý, tạo nên các máy chủ ảo với khả năng hoạt động độc lập.
Máy chủ đám mây cho phép người dùng truy cập vào các tài nguyên thông qua internet một cách dễ dàng. Đáng nói là nó không cần đầu tư cơ sở hạ tầng phức tạp. Một trong những ưu điểm nổi bật của máy chủ đám mây là khả năng mở rộng tài nguyên một cách linh hoạt, tùy theo nhu cầu sử dụng, và người dùng chỉ thanh toán cho lượng tài nguyên mà họ thực sự sử dụng.
Phân loại căn cứ theo công dụng, chức năng
Web Server:
Đây là hệ thống phần mềm và phần cứng dùng để lưu trữ dữ liệu của trang web qua Internet bằng giao thức HTTP. Nó chứa các tài liệu HTML, CSS, JavaScript,… giúp trang web có thể được truy cập và hiển thị qua trình duyệt web. Các máy chủ web phổ biến bao gồm Apache và Nginx, đều là phần mềm nguồn mở. Cùng với Microsoft’s Internet Information Services (IIS) cho các hệ thống Windows.
Web server cung cấp thông tin sản phẩm, tin tức, và nhiều loại nội dung khác một cách nhanh chóng và đáng tin cậy. Có thể phục vụ hàng triệu yêu cầu người dùng mỗi ngày. Các trang web lớn như Amazon, Taobao, và Google Shopping,… đều dựa vào server web.
Database Server: Đây thực sự là nền tảng quan trọng trong việc quản lý dữ liệu trong môi trường doanh nghiệp và trên Internet. Các phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu được sử dụng phổ biến là Microsoft SQL Server, MySQL, Oracle…
FTP (File Transfer Protocol Server): Đây là dịch vụ máy chủ cho phép truyền tải file giữa máy chủ và các máy khách. Người dùng có thể tải lên hoặc tải xuống dữ liệu từ máy chủ thông qua việc kết nối mạng, bằng cách sử dụng phần mềm. Một số phần mềm như FTP như FileZilla, CuteFTP, hoặc qua trình duyệt web nếu được hỗ trợ.
Mail Server: Có thể hiểu là dịch vụ quản lý việc gửi và nhận thư điện tử trên mạng Internet. Người dùng kết nối với máy chủ email thông qua ứng dụng khách email để kiểm tra và quản lý hộp thư điện tử của mình. Nó hoạt động dựa trên các giao thức chính như:
- POP (Post Office Protocol) hoặc IMAP (Internet Message Access Protocol) để nhận thư.
- SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) để gửi thư.
DNS Server (Domain Name System Server): Dịch địa chỉ tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại, giúp người dùng dễ dàng truy cập các website bằng tên miền thay vì phải nhớ địa chỉ IP.
DHCP Server (Dynamic Host Configuration Protocol Server): Tự động cấp phát địa chỉ IP và thông tin cấu hình mạng cho các máy tính trong mạng, giúp quản lý mạng dễ dàng hơn.
Vai trò của server là gì?
Vai trò đầu tiên là lưu trữ và quản lý dữ liệu. Nó cho phép người dùng lưu trữ, truy cập, và quản lý thông tin một cách hiệu quả. Điều này giúp các tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng chia sẻ và quản lý lượng lớn dữ.
Cấu hình phần cứng mạnh mẽ để có thể xử lý các tác vụ tính toán nặng nề. Điều này phục vụ cho việc phân tích dữ liệu lớn, máy học, hoặc chạy các ứng dụng đòi hỏi sức mạnh tính toán cao. Đồng thời không gặp phải vấn đề về không gian lưu trữ trên các máy trạm cá nhân.
Vai trò kế đến là việc cung cấp các dịch vụ mạng và ứng dụng cho người dùng trong mạng nội bộ hoặc qua Internet. Các ứng dụng doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu, trang web, và các dịch vụ khác như email, tệp tin chia sẻ, và in ấn có thể được vận hành trên máy chủ và sử dụng bởi nhiều người dùng mà không cần cài đặt trên từng máy trạm.
Vai trò được các doanh nghiệp quan tâm nhất của server là gì? Đó là tính an toàn và bảo mật. Máy chủ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ dữ liệu và hệ thống thông tin của tổ chức. Bằng cách tập trung quản lý dữ liệu và ứng dụng trên máy chủ, tổ chức có thể áp dụng các biện pháp an ninh mạng. Bảo vệ thông tin khỏi các mối đe dọa an ninh mạng hiệu quả hơn.
Ngoài ra phải kể đến tính linh hoạt khi các tổ chức cần mở rộng hạ tầng CNTT của mình. Việc nâng cấp hoặc thêm máy chủ mới có thể được thực hiện một cách dễ dàng để đáp ứng nhu cầu về dữ liệu, ứng dụng, hoặc số lượng người dùng tăng lên.
Vai trò cuối cùng chính là vấn đề chi phí. Mặc dù việc đầu tư ban đầu cho hệ thống máy chủ có thể cao. Tuy nhiên, chúng giúp tiết kiệm chi phí lâu dài bởi vì không cần phải đầu tư nhiều vào phần cứng cho từng máy trạm, cũng như giảm chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.
Hy vọng bài viết trên đây của Vietcorp giúp bạn giải đáp được câu hỏi server là gì và chọn được loại server phù hợp với nhu cầu. Máy chủ server đóng vai trò không thể thiếu trong hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Nó cung cấp nền tảng vững chắc cho việc lưu trữ, xử lý, và phân phối dữ liệu, hỗ trợ các dịch vụ mạng và ứng dụng quan trọng.
Tham khảo một số thiết bị NAS Synology
Liên hệ Vietcorp để mua thiết bị lưu trữ NAS tốt nhất:
www.vietcorp.com 0814 247 247