SAN là gì ? So sánh SAN vs NAS
SAN là gì ? So sánh SAN vs NAS
SAN là gì ?
SAN (Storage Area Network) hay còn gọi là mạng lưu trữ chuyên dụng dùng để kết nối các server và thiết bị với nhau. Nó được các doanh nghiệp sử dụng cho các ứng dụng quan trọng. Đặc biệt là những phần mềm cần lưu lượng cao và độ trễ cực kỳ thấp. Mạng lưu trữ này giúp người dùng đạt được hiệu suất cao, đồng thời hỗ trợ các phương pháp bảo mật, khôi phục và bảo vệ dữ liệu.
Khác với các mạng khác, SAN lưu trữ trên khối có khả năng tận dụng kiến trúc tốc độ cao để kết nối. Mà ở trung tâm của nó chính là một thiết bị chuyển mạch. Vậy nên về mặt cấu trúc mạng thì SAN gần tương tự như mạng LAN. Thiết kế của mạng nối cho phép chúng loại bỏ các điểm lỗi đơn lẻ tạo sự khả dụng và dễ dàng phục hồi. Vì vậy, nếu SAN của bạn được thiết kế tốt thì những thay đổi, hỏng hóc ở các phần khác đều không ảnh hưởng tới nó.
Trường hợp nào thì nên dùng SAN?
Có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng mạng lưu trữ này để triển khai, đáp ứng nhu cầu của họ. Vậy trường hợp nào thì nên dùng Storage Area Network (SAN)? Cùng điểm qua một số ứng dụng, hệ thống hạ tầng nên triển khai qua mạng lưu trữ vùng chuyên dụng:
- Dữ liệu Oracle: các doanh nghiệp sử dụng Oracle để lưu trữ các dữ liệu chuyên dụng cần hiệu suất và khả năng bảo mật cao.
- SQL Server của Microsoft: SQL Server thường lưu trữ các loại dữ liệu quan trọng. Đồng thời chúng cũng khá nặng và có tính khả dụng cao, luôn trong trạng thái sẵn sàng.
- Các hệ thống ảo hóa như Microsoft Hyper-V, VMware, KVM,…. Chúng thường được triển khai với số lượng máy ảo cực lớn chạy hệ điều hành và ứng dụng cần hiệu suất cao. Những môi trường này cần độ tin cậy và ổn định lớn, tránh các lỗi nhỏ lẻ có thể xảy ra.
- Hệ thống máy tính để bàn ảo siêu lớn VDI: môi trường này thường lên tới số lượng hàng ngàn máy. Thông qua mạng SAN doanh nghiệp dễ dàng quản lý, truy cập.
- SAP hoặc các môi trường ERP hoặc CRM lớn: cực lý tưởng cho SAN. Hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch quản lý tài nguyên và khối lượng công việc lớn.
- Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp khác có thể triển khai mạng SAN một cách hiệu quả.
Lợi ích khi sử dụng SAN
- Dễ dàng chia sẻ lưu trữ và quản lý thông tin, mở rộng lưu trữ dễ dàng thông qua quá trình thêm các thiết bị lưu trữ vào mạng không cần phải thay đổi các thiết bị như máy chủ hay các thiết bị lưu trữ hiện có. Ứng dụng cho các hệ thống Data centrer và các Cluster. Và mỗi thiết bị lưu trữ trong mạng SAN được quản lý bởi một máy chủ cụ thể. Trong quá trình quản lý của SAN sử dụng Network Attached Storage (NAS) cho phép nhiều máy tính truy cập vào cùng một file trên một mạng. Và ngày nay có thể tích hợp giữa SAN và NAS tạo nên một hệ thống lưu trữ thông tin hoàn thiện.
- SANs được thiết kế dễ dàng cho tận dụng các tính năng lưu trữ, cho phép nhiều máy chủ cùng chia sẻ một thiết bị lưu trữ.
- Một ứng dụng khác của SAN là khả năng cho phép máy tính khởi động trực tiếp từ SAN mà chúng quản lý. Điều này cho phép dễ dàng thay các máy chủ bị lỗi khi đang sử dụng và có thể cấu hình lại cho phép thay đổi hay nâng cấp máy chủ một cách dễ dàng và dữ liệu không hề ảnh hưởng khi máy chủ bị lỗi. Và quá trình đó có thể chỉ cần nửa giờ để có một hệ thống Data Centers. Và được thiết kế với tốc độ truyền dữ liệu cực lớn và độ an toàn của hệ thống được coi là vấn đề hàng đầu.
- SAN cung cấp giải pháp khôi phục dữ liệu một cách nhanh chóng bằng cách thêm và các thiết bị lưu trữ và có khả năng khôi phục cực nhanh dữ liệu khi một thiết bị lưu trữ bị lỗi hay không truy cập được (secondary aray).
- Các hệ thống SAN mới hiện nay cho phép (duplication) sao chép hay một tập tin được ghi tại hai vùng vật lý khác nhau (clone) cho phép khôi phục dữ liệu cực nhanh.
So sánh SAN vs NAS
Trên thị trường hiện nay, việc so sánh lựa chọn giữa NAS và Storage Area Network (SAN) thường xuyên diễn ra. Vậy hai cách lưu trữ mạng này có gì giống và khác nhau:
Giống nhau:
Cả SAN và NAS đều tập trung vào việc lưu trữ, quản lý và chia sẻ tập trung với máy chủ. Chúng đều có các giao thức để hỗ trợ người dùng thực hiện điều này dễ dàng.
Khác nhau:
SAN:
- Lưu trữ dựa trên khối (Block).
- Sử dụng cả Ethernet và Fibre Channel.
- Giao thức phổ biến: FCP, iCSI, FCoE,FC-NVMe.
- Tập trung vào hiệu suất cao, độ trễ thấp.
NAS:
- Lưu trữ theo kiểu phân vùng sau đó sở hữu hệ thống tệp.
- Thường dựa trên Ethernet.
- Giao thức phổ biến: CIFS / SMB, NFS.
- Tập trung vào việc dễ sử dụng, khả năng quản lý, việc mở rộng và chi phí chung.
Sản phẩm gợi ý:
Liên hệ Vietcorp để tìm hiểu thêm về SAN Synology:
(024)7301 8899 – 08 3310 8899 Mr Toản
(028)7301 8899 – 08 1701 8899 Ms Thảo
(0236)730 8899 – 08 3490 8899 Ms Thúy
www.vietcorp.com 0814 247 247